SEO Leader là gì? Việc làm Leader SEO bao gồm những công việc nào? 

Sự phát triển của lĩnh vực digital marketing cũng gây ra sự thay đổi mạnh mẽ, tạo ra nhiều vị trí làm việc mới trong lĩnh vực marketing như là: SEO Leader. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về công việc của Leader SEO.

SEO Leader là gì

SEO Leader là một vị trí không thể thiếu trong Digital Marketing 

SEO Leader là vị trí như thế nào?

Vị trí lãnh đạo SEO, còn được gọi là SEO Leader, đảm nhiệm vai trò quản lý và hướng dẫn nhóm các chuyên gia SEO trong một tổ chức. Nhiệm vụ chính của chức vụ này là xây dựng kế hoạch chi tiết và quy trình thực hiện các dự án SEO của công ty hoặc khách hàng.

Tính chất cốt lõi của vai trò SEO Leader tương đương với chuyên gia chiến lược marketing online. Để thực hiện tốt vai trò của mình, SEO Leader phải có kiến thức sâu rộng về việc đưa từ khóa lên top và quản lý nhân sự. 

Vai trò của SEO Leader đối với các doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp vị trí SEO Leader sẽ đóng góp những vai trò như sau:

  • Tiến hành nghiên cứu để xác định đối tượng và các mục tiêu của dự án.
  • Nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan, từ đó đưa ra chiến lược SEO tối ưu.
  • Đưa ra định hướng content để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
  • Đo lường hiệu của dự án và cải thiện những nhược điểm.
  • Sắp xếp nhân sự hợp lý cho từng dự án.

Mô tả việc làm của vị trí SEO Leader

Vị trí SEO Leader OKVIP sẽ phải đảm nhận nhiều công việc. Sau đây là những công việc điển hình mà SEO Leader cần phải thực hiện:

Xác định mục tiêu cụ thể

Trước khi thực hiện mỗi dự án, SEO Leader cần phải lập mục tiêu cần đạt được cho dự án như là: Tăng thứ hạng từ khóa, tăng lượng truy cập, tăng doanh thu,… Dựa vào những mục tiêu này, những SEOer sẽ nắm được đích đến cần phấn đấu.

SEO Leader là gì

SEO Leader cần đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau 

Xây dựng đội ngũ SEO

Để có một đội ngũ SEO phù hợp, SEO Leader sẽ cần đảm bảo hoàn thành những đầu việc sau: Xây dựng sơ đồ nhân viên, KPI, hướng dẫn và đào tạo những nhân sự mới.

Lên chiến lược SEO

Người đảm nhận vị trí SEO Leader cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả tương lai ngắn hạn và xa hơn. Thông qua những việc này, họ có thể định rõ những mục tiêu cụ thể, từ đó phân chia công việc một cách hiệu quả cho từng cá nhân và nhóm trong tổ chức.

Tạo báo cáo công việc chi tiết

Leader SEO cũng cần đảm nhận nhiệm vụ soạn thảo báo cáo về hoạt động công việc, tập trung vào các thước đo quan trọng như mục tiêu doanh thu, số lượt truy cập, tỷ lệ phần trăm trong nhóm hàng đầu và tốc độ index…

Trực tiếp quản lý dự án và giám sát nhân sự

Theo dõi và quản lý tiến độ, nguồn lực tài chính cùng quá trình triển khai dự án để cập nhật tình hình dự án cũng như có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, SEO Leader còn phải giám sát các thành viên SEO trong dự án, đảm bảo họ tuân thủ đúng quy trình và kế hoạch đã được xác định.

Tạo môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên

Ngoài việc hướng dẫn và giám sát các công việc của những người làm SEO, người đứng đầu SEO còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ thúc đẩy động lực làm việc của họ. Cụ thể, Leader SEO nên thường xuyên tìm hiểu, quan tâm đến các nhân viên SEO hoặc có các chế độ khen thưởng thích hợp.

Những kỹ năng cần có để trở thành SEO Leader

Để thực hiện tốt vai trò và các công việc của vị trí SEO Leader, bạn cần có một vài kỹ năng quan trọng như sau:

Có tầm nhìn chiến lược lớn

Có một tầm nhìn chiến lược đúng đắn sẽ giúp bạn xây dựng được những mục tiêu và kế hoạch SEO bền vững trong dài hạn, đồng thời phù hợp với chiến lược đã được hoạch định của doanh nghiệp.

SEO Leader là gì

SEO Leader cần đáp ứng nhiều kỹ năng nền tảng 

Nắm rõ phương pháp SEO

Để chuyển các chiến lược thành kết quả SEO đáng kể, người đứng đầu cần hiểu rõ về các phương pháp SEO Onpage, Offpage và kỹ thuật để áp dụng một cách hiệu quả, đưa các dự án phát triển.

Phối hợp hiệu quả với Content Marketing

Trong lĩnh vực SEO, nội dung đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, người đứng đầu bộ phận SEO cần có khả năng khéo léo kết hợp giữa các kỹ thuật SEO hiệu quả và phân phối nội dung chất lượng để đạt được kết quả tối đa.

Phân tích Insight

Mặc dù hấu hết các doanh nghiệp lớn sẽ có riêng phòng ban đảm nhiệm vai trò phân tích insight khách hàng, thế nhưng SEO Leader vẫn cần trang bị cho bản thân khả năng phân tích kết quả và dữ liệu liên quan để tìm ra những thông tin từ khách hàng. 

Đồng thời, việc phân tích kết quả cũng giúp bạn điều chỉnh quá trình tối ưu hóa SEO một cách hiệu quả.

Kết luận

Như vậy, toàn bộ bài viết trên đây là những kiến thức mà các bạn cần nắm được khi tìm hiểu về các công việc của một SEO Leader. Mong rằng phần chia sẻ của https://okvipo.com sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về lĩnh vực này.